Khi nói đến bàn phím cơ thì switch luôn là cái mà nhiều người quan tâm đến đầu tiên. Trên thị trường phím cơ hiện nay có khá nhiều các loại switch. Bên cạnh các loại switch truyền thống được phát triển và được nhiều người biết đến thì hiện nay, các hãng cũng tập trung nghiên cứu hoặc đặt thửa riêng cho mình một loại switch riêng để tạo nên sự khác biệt trên thị trường thiết bị game.
I/ Các loại switch phổ thông
Red switch
- Lực ấn: 45g
- Hành trình trơn, không có khấc tactile, không âm thanh clicky
- Được nhiều người bình chọn là phù hợp nhất để chơi game, đánh văn bản sẽ không "phiêu" cho lắm.
- Những bàn phím sử dụng red switch: Ducky One, Steelseries M500, CM Masterkey Pro L ...
Brown switch Clear switch
Brown Switch/ Clear Switch
- Lực ấn: 45g (Brown)/65g (Clear)
- Giữa hành trình ấn phím có khấc tactile, không phát ra tiếng clicky.
- Trung hoà giữa gaming và typing.
- Các bàn phím sử dụng brown switch: Logitech G610, Das Keyboard 4 Professional, Leopold FC900R ...
Blue switch
- Lực ấn : 50g
- Giữa hành trình có khấc tactile, có phát ra tiếng clicky
- Nghiêng về typing hơn, nhưng cũng không ít gamer chơi blue switch vì có cả tactile và clicky, cảm giác bàn phím cơ rõ ràng hơn.
- Các bàn phím sử dụng blue switch: Corsair Strafe, G-Skill KM780R, Ttesport Poseidon ZX ...
Black Switch
- Lực ấn: 60g
- Hành trình trơn, không có khấc tactile, không âm thanh clicky
- Giống Red switch nhưng lực ấn nặng hơn, dành cho game thủ "tay to"
- Các bàn phím sử dụng black switch: Leopold FC660M
Silent Switch
- Lực ấn : 45g
- Hành trình trơn, không có khấc tactile tương tự như Red Switch nhưng âm thanh dội lên
- Switch này thì theo mình thấy phù hợp với các bạn thích spam phím nhiều như Red nhưng không để lại tiếng động dù là nhỏ nhất – như kiểu sát thủ trong game Hitman ấy.
- Corsair Strafe RGB Silent là sản phẩm tiêu biểu của loại switch silent này
MX-Speed / MX Silver (tên gọi của switch được dùng trên các sản phẩm Rapidfire của Corsair ra mắt tháng 4/2016)
- Lực ấn: 45g
- Hành trình trơn, không khấc tactile, hành trình chỉ 1.2mm so với 2 mm của Red Switch. Dễ dàng nhận thấy đây là switch giúp bạn có thể làm phép trên bàn phím chứ không đơn thuần là spam skill trên phím nữa.
- Loại switch này thì gần như chỉ thuần với game thủ, đặc biệt với các thể loại game cần sử dụng skill nhiều và mật độ cao. Còn đánh máy với phím này “có thể”- mình nhấn mạnh chữ có thể là do có người sẽ quen hoặc không quen- đánh nhầm do hành trình tương đối ngắn.
- Hiện tại chỉ có sản phẩm của Corsair dùng loại switch này: K65 Rapidfire RGB, K70 Rapidfire RGB
Topre switch
Topre Switch (Switch thường thấy trên các sản phẩm RealForce, CM NovaTouch TKL)
- Lực ấn: 30,35,45 và 55g (tuỳ theo từng dòng của switch Topre)
- Có khấc tactile
- Thích hợp để các bạn đổi gió, có thêm trải nghiệm về các loại switch khác so với các switch truyền thống.
II/ Các loại switch được thửa riêng của từng hãng
Bên cạnh các switch truyền thống phổ biến trên thị trường đa phần được làm bởi các hãng như : Cherry, Kailh, hay Greetech (sử dụng trên bàn phím Das Keyboard 4c Professional) thì còn có các switch truyền thống được thửa riêng của các hãng bàn phím cơ đặt làm riêng với tên thương hiệu của họ.
Steelseries QS1
Steelseries QS1 (Steelseries đặt riêng 1 loại switch từ Kailh)
- Lực ấn: 45g
- Hành trình trơn, không khấc tactile. Đèn LED được đặt ở chính giữa switch.
- Được dùng trên dòng sản phẩm Steelseries Apex M800- bàm phím low-profile.
Logitech Romer-G
Logitech Romer-G ( Switch được Logitech đặt riêng từ hãng Omron )
- Lực ấn: 45g
- Giữa hành trình có khấc
- Được dùng trên Logitech G310, G810, G910
Razer green switch
Razer Green Switch (Razer đặt Kailh làm loại switch riêng với một chút tinh chỉnh để phù hợp với gamer)
- Lực ấn: 50g -1 đến 2g (do Razer đặt làm riêng loại switch này sẽ nhẹ hơn so với Blue switch thông thường 1-2g)
- Có khấc tactile giữa hành trình và có tiếng clicky
- Đa phần các loại switch có tiếng clicky sẽ làm rõ chất “cơ” của bàn phím, vừa đã tay khi bấm vừa đã tai khi nghe tiếng clicky vang lên
- Hầu hết các bàn phím của Razer đều có dòng Razer Green switch: BlackWidow Chroma, BlackWidow X Chroma
Razer Orange switch
- Lực ấn: 45g -1 đến 2g (lí do như trên)
- Có khấc giữa hành trình
- Không sợ gõ nhầm và không sợ bị phụ huynh gank vì tiếng clicky phát ra từ bàn phím thì đây là sự lựa chọn tốt với gamer, fan Razer.
- Điển hình như BlackWidow Ultimate 2016
Alpha-Zulu Linear Switch
Alpha-Zulu Switch (Das Keyboard đặt Cherry làm riêng loại switch cho các sản phẩm bàn phím cơ gaming của họ - X40):
- Lực ấn: 45g
- Hành trình trơn, không khấc tactile
- Thích hợp các bạn thuần chơi game cần có 1 chiếc bàn phím cơ có thể spam phím nhanh và êm
- Das Keyboard Division X40 là sản phẩm được mang trong mình loại switch tâm huyết này
Alpha-Zulu Tactile Switch
- Lực ấn: 45g
- Có khấc tactile giữa hành trình ấn phím
- Dù các bạn đánh máy hay chơi game (những game mà sai 1 nút là đi cả tính mạng) sẽ không phải sợ ấn nhầm vì khi đến khấc giữa hành trình các bạn sẽ biết lúc nào phím sẽ nhận tín hiệu.
Tạm kết
Việc các hãng tập ra mắt các loại switch khác nhau mục đích để phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, tuy nhiên cũng khiến người dùng phân vân khi lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp. Lời khuyên cho bạn là mặc dù switch quyết định cảm giác gõ khá nhiều nhưng bên cạch đó còn nhiều yếu tố như layout, keycap v..v sẽ ảnh hưởng đến cảm giác gõ của bạn. Chính vì vậy, hãy tự trải nghiệm để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp nhất