Các công ty khởi nghiệp phần cứng thường nhận được ít sự quan tâm hơn, nhưng làn sóng đầu tư vào phần cứng đang tăng trong vài năm trở lại đây. Chính bởi vậy mà trong những năm tới đây, chúng ta sẽ sớm thấy được sự bứt phá của những chú kì lân trong mảng phần cứng.
Dưới đây là danh sách 18 công ty khởi nghiệp trong mảng phần cứng nói trên:
Những cái tên đáng chú ý nhất đều hoạt động trong mảng phần cứng gia dụng, như Peloton – công ty cung cấp xe đạp thể dục và các bài tập, Proteus Health – công ty cung cấp thiết bị cảm biến theo dõi sức khỏe dạng viên uống. Cái tên Magic Leap cũng nên được nhắc tới khi mà công ty này vừa mới nhận được khoản vốn khổng lồ lên tới hơn một tỉ USD, song sản phẩm mang tính cách mạng mảng thực tế ảo hỗn hợp (mixed-reality) của công ty này vẫn chưa hề được chính thức bán ra do nhiều khó khăn về chi phí và giới hạn trong công nghệ.
Trong mảng sản phẩm dành cho doanh nghiệp, View được biết đến là một công ty chuyên cung cấp và phát triển cửa sổ động cho những toà nhà. SigFox thì nhắm tới mục tiêu xa hơn đó là chiếm lĩnh mảng vạn vật kết nối internet (IoT), cộng tác và đối đầu với những công ty viễn thông và những nhà cung cấp cơ sở vật chất khác.
Nhưng thật ra Trung Quốc mới là kẻ đi đầu
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ngay từ bức hình trên, Trung Quốc dẫn đầu mảng này và là quê hương của 11 trên 18 dự án khởi nghiệp phần cứng. DJI thì thống trị mảng drone, trong khi đó cái tên Xiaomi chính là kẻ đỡ đầu cho năm công ty con khác bao gồm cả Ninebot, công ty đã thực hiện thâu tóm lại Segway.
Sự đi lên của dự án chia sẻ xe đạp Mobike và Ofo cũng rất đáng chú ý. Hai dự án này mới chỉ ra đời khoảng ba năm nhưng đã dần thay đổi nhận thức đối với lĩnh vực giao thông và thanh toán tại Trung Quốc. Hai dự án khởi nghiệp này chính là bức tranh rõ nét về tham vọng mang tầm cỡ quốc tế của Trung Quốc khi đang vươn ra thị trường quốc tế.
Chính những yếu tố như thị trường trong nước mạnh mẽ, hệ sinh thái sản xuất với khả năng gần như vô hạn, sự dồi dào về nhân lực chất lượng cao và những khoản đầu tư đang bùng nổ đã mang lại cho quốc gia này những lợi thế khổng lồ. Trong số liệu do Dow Jones cung cấp thì 35% trong tổng số tiền của những khoản đầu tư mạo hiểm trong quý I năm nay chính là dành cho Trung Quốc.
Điều gì sẽ xảy ra?
Dù số dự án khởi nghiệp phần cứng lớn đang tăng dần, song trong tương lai ắt sẽ có một sự tăng trưởng mạnh mẽ. Từ năm 2014 con số những dự án khởi nghiệp gọi vốn được hơn 100 triệu USD đã tăng bốn lần, từ 8 lên 32 dự án. Và Trung Quốc nắm giữ gần một phần tư con số đó.
Chúng ta cũng có thể thấy được sự đa dạng trong lĩnh vực và những dự án khởi nghiệp hướng tới qua những cái tên như Fitbit, GoPro, Nest, Beats hay công ty đã phá sản – Jawbone. Và hiện tại là lúc đón đầu những làn sóng mới với những cái tên hoàn toàn mới. Về mảng AI, chúng ta có Anki và Mobvoi, trong lĩnh vực in 3D chúng ta có thể thấy sự vươn lên của Carbon và Desktop Metal. Với mảng robot những cái tên như Rethink Robotics, UBTech và Roobo cũng rất nổi tiếng. Và chúng ta cũng không thể không nhắc tới dự án Plenty và AeroFarms trong lĩnh vực nông nghiệp.
Những công ty này hoàn toàn có thể trở thành "kì lân" trong 1 – 2 năm tới. Ngoài ra còn nhiều cái tên khác cũng đã gọi vốn được hàng chục triệu USD và đang dần hòa mình vào làn sóng khởi nghiệp mới.
Thị trường "yêu" phần cứng
Những công ty phần cứng có thể cân nhắc việc mở bán cổ phần đại chúng. Tại sao ư? Bởi những tăng trưởng mà công ty phần cứng đạt được thường dựa trên sự ổn định chứ không phải là sự bùng nổ ngắn hạn. Nhưng kinh doanh phần cứng sẽ mang lại doanh thu, thứ sẽ hấp dẫn những nhà đầu tư đại chúng. Chính vì lí do này một vài công ty phần cứng đã xác định là sẽ sớm đi đưa tên tuổi của mình ra công chúng.
Một vài công ty về Robot đang đi theo iRobot, nhà sản xuất của Roomba và cũng là công ty có giá trị vốn hóa tăng hơn hai lần trong năm trước lên mức giá trị là 2,8 tỷ USD. Những cái tên đáng được nhắc tới trong mảng này chính là Balyo, công ty đang sản xuất máy nâng tự động hay Aquabotix, dự án chuyên sản xuất drone hoạt động dưới nước và Fastbrick Robotics, công ty sản xuất robot hỗ trợ việc xây nhà.
Những công ty về kĩ thuật sinh học như Ekso, ReWalk hay Cyberdyne cũng đã niêm yết cổ phiếu ở các sàn giao dịch. Cyberdyne hiện đang được niêm yết tại Nhật, với giá trị vốn hóa lên tới 1,8 tỷ USD. Lampix, công ty chuyên sản xuất đèn thông minh mới đây đã gọi vốn theo hình thức ICO, tức là mở bán theo dạng tiền số hóa.
Cuộc vươn mình mạnh mẽ của các dự án khởi nghiệp mới
Cách đây 10 năm, Fitbit là một trong những công ty khởi nghiệp phần cứng đầu tiên. Làn sóng thứ hai kéo dài năm năm (2010 – 2014) đánh dấu cái tên của Anki và Plenty. Và hiện tại chúng ta đang bước đi trên giai đoạn của làn sóng thứ ba. Dựa trên những khoản đầu tư từ năm 2014, chúng ta hãy cùng sẵn sàng để chào đón những thiết bị chăm sóc sức khỏe công nghệ cao và những giải pháp doanh nghiệp mới. Tận dụng những công nghệ mới như big data, AI, machine learning, những công ty này sẽ đem lại các giải pháp hoàn toàn mới.
Không còn nghi ngờ gì nữa, phần cứng sẽ là động lực của làn sóng khởi nghiệp tiếp theo.
Nguồn: VnReview.vn