Danh mục sản phẩm

Mách bạn mẹo kiểm tra cấu hình máy tính đơn giản mà không cần sử dụng phần mềm

  • Thứ hai, 05/12/2022, 11:37 GMT+7
  • 230 lượt xem

Bạn đang cần kiểm tra cấu hình để nâng cấp hoặc sửa chữa chiếc máy vi tính, laptop của mình? Nếu bạn chưa biết làm như thế nào thì hãy cùng Thành Nhân tham khảo qua 3 cách kiểm tra cấu hình máy vi tính cực đơn giản sau đây nhé!!!

Lợi ích khi bạn kiểm tra cấu hình máy vi tính:

  • Xác định máy vi tính/ laptop cấu hình có thực sự đạt yêu cầu để cầu để cài đặt các phần mềm chuyên dụng hay chạy mượt các tựa game hay không.
  • Kiểm tra chiếc máy máy vi tính/ laptop phù hợp với phiên bản hệ điều hành Windows nào và có nên cập nhật hay không.
  • Đưa ra quyết định nâng cấp các phần cứng sao cho phù hợp.

1. Kiểm tra thông qua Computer Properties

Đây là cách đơn giản nhất và sử dụng rộng rãi trên các phiên bản hệ điều hành Windows.

Đầu tiên, bạn hãy nhấp chuột vào biểu tượng My Computer hoặc This PC ( trên Windows 10) ngay trên màn hình Desktop và chọn Properties.

Tại đây, bạn sẽ biết đươc các thông tin về: tên người dùng, tên máy tính, hệ điều hành, các thông số của CPU, Ram, tình trạng kích hoạt của Windows,... Bên canh đó, tại mục System Type bạn sẽ biết máy tính của mình đang sử dụng Windows 32-bit hay Windows 64-bit.

2. Kiểm tra thông qua phần About

Các máy vi tính hay laptop sử dụng Windows 10 và Windows 11, bạn có thể kiểm tra cấu hình máy vi tính đơn giản qua các bước sau:

Bước 1: Vào mục Settings -> Chọn System.

Tại đây, bạn sẽ xem được các thông tin như: phiên bản CPU, dung lượng Ram, phiên bản Windows và các thông số kỹ thuật khác.

Bước 2: Tiếp tục, bạn chọn vào mục About. Tại đây, bạn được phiên bản CPU, dung lượng Ram, phiên bản Windows và các thông số kỹ thuật khác.

3. Kiểm tra thông qua DirectX

Trên keyboard bạn nhấp tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Tiếp theo, bạn gõ “dxdiag” vào và nhấn Enter.

Tại cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ hiển thị các thông tin tương tự như: Computer Properties, không những thế, bạn còn có thể biết các thông số về màn hình (Display), âm thanh (Sound) hay thiết bị nhập liệu, hỗ trợ (Input).

Chỉ cần áp dụng một trong 3 cách trên là bạn đã có thiết biết được hầu hết các thông tin của phần cứng bên trong chiếc máy vi tính/laptop mà bạn đang sử dụng. Chúc bạn thành công.

Đánh giá
  • Bình chọn sản phẩm này: